1. Những thủ tục cần thiết để mở đại lý kinh doanh sắt thép?
Cũng như nhiều mô hình kinh doanh khác, để đi vào hoạt động kinh doanh sắt thép thì yêu cầu bạn cần có cho mình những loại thủ tục, giấy tờ như sau:
- Đầu tiên, cửa hàng kinh doanh sắt thép của bạn cần có các loại giấy từ như: chứng minh nguồn gốc sản phẩm rõ ràng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kho, bãi, sơ yếu lý lịch, trích ngang của người đứng ra chịu trách nhiệm chính,…
Mở đại lý sắt thép xây dựng cần những thủ tục gì?
- Ngoài ra, điều kiện về mặt bằng bạn cần tuân thủ các yếu tố sau: mặt bằng không cản trở giao thông. Cần đảm bảo an toàn, tuân thủ các quy định của ban quản lí đô thị, có biển quảng cáo rõ ràng, trên biển quảng cáo có ghi tên đại lí đầy đủ,…
Khi bạn đã đáp ứng đầy đủ các yếu tố trên thì bạn có thể đi đăng kí kinh doanh tại cơ quan địa phương có thẩm quyền. Mách bạn: “nếu bạn chỉ mở cửa hàng đại lý sắt thép với quy mô nhỏ, hoặc vừa thì bạn chỉ cần đăng kí dưới hình thức kinh doanh hộ cá thể, để có thể giảm thiểu chi phí thuế cũng như 1 số chi phí phát sinh khác.
2. Nên lựa chọn địa điểm như thế nào để mở đại lý kinh doanh sắt thép?
Mặt bằng kinh doanh từ trước đến nay vẫn luôn là yếu tố cực kì quan trọng quyết định đến sự thành công của 1 cửa hàng, đại lý. 1 mặt bằng đẹp sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc kinh doanh
Đối với mô hình mở đại lý sắt thép, đặc thù của dòng sản phẩm này là có khối lượng khá lớn, thế nên chúng ta cần có 1 mặt bằng rộng rãi để vừa có thể chứa hàng, vừa có thể dễ dàng trong quá trình vận chuyển đến và đi. Thông thường thì các hộ kinh doanh, các đại lý thường ở gần với các kho bãi, đi kèm hệ thống cẩu giàn chuyên dụng.
Gần kho bãi, diện tích rộng rãi
Và tất nhiên rồi, với các sản phẩm có khối lượng lớn, kích thước lớn thì cần được vận chuyển bởi những phương tiện chuyên dụng cỡ lớn. Chính vì vậy, đại lý kinh doanh của bạn cần ở nơi có đường rộng, giao thông thuận tiện. Hơn nữa, với các cửa hàng đại lý, cửa hàng kinh doanh sắt thép nên ở ngoài mặt đường để dễ dàng tiếp cập khách hàng. Nên tránh các khu vực những địa điểm như gần trường học hay gần chợ.
3 Nên chọn nhà cung cấp sắt thép nào uy tín, giá tốt?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều công ty, doanh nghiệp, nhà máy cung cấp sắt thép khác nhau để bạn có thể lựa chọn và hợp tác kinh doanh. Tuy nhiên, giữa vô vàn nhà cung cấp như vậy, những lời như “rót mật vào tai” của bộ phận bán hàng thật sự khiến cho những “người mới” gặp rất nhiều khó khăn trong việc chọn lọc thông tin.
Để tìm được cho mình 1 nhà cung cấp sắt thép uy tín với giá tốt, bạn cần đánh giá trên các yếu tố như sau:
+ Thương hiệu trên thị trường
+ Đánh giá phản hồi từ người tiêu dùng
+ Quy mô kinh doanh
+ Tiềm lực kinh tế
Cần chọn nhà phân phối uy tín, được nhiều người chọn lựa
Ngoài ra còn 1 số yếu tố khác để bạn có thể nhận diện chọn cho mình 1 nhà cung cấp phù hợp nhất. Bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn hợp tác với công ty Cổ phần thép và thương mại Hà Nội, đơn vị chuyên phân phối sắt thép xây dựng hàng đầu hiện nay tại Việt Nam. Xem thêm tại website: https://thephanoi.com.vn/
4. Định giá sắt thép bao nhiêu thì hợp lý?
Chắc hẳn đến với bài viết của chúng tôi thì bạn cũng đã đọc và tham khảo rất nhiều bài viết khác. Và bạn cũng biết rồi đấy, sắt thép là loại sản phẩm, hàng hóa có mức giá thay đổi liên tục trên thị trường.
Riêng trong 1 tháng cuối năm 2020 thì giá sắt thép xây dựng đã có đến 3 lần điều chỉnh giá. Chính vì vậy bạn luôn cần phải cập nhật sự biến đổi về giá của sắt thép để có thể đề ra được những chính sách giá phù hợp. Đồng thời vì mức độ cạnh tranh trong ngành là rất cao nên bạn còn cần phải cân nhắc mức giá dựa trên đối thủ cạnh tranh. Từ đó đề ra mức giá tốt nhất có thể để tăng mức độ thu hút khách hàng.
5. Quản lý kho và quản lý bán hàng trong kinh doanh sắt thép
Số lượng sắt thép nhập và xuất ra mỗi ngày rất nhiều. Bạn không thể đến kho bãi để kiểm tra từng sản phẩm một. Vì thế bạn nên sử dụng phần mềm bán hàng có hỗ trợ cho việc quản lý kho để giúp cho việc kinh doanh của mình tối giản và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Khi đã có phần mềm quản lý, bạn sẽ chỉ cần theo dõi số liệu thông qua kết quả thống kê trên phần mềm để biết bao nhiêu sắt thép được bán ra, sản phẩm nào còn nhiều, sản phẩm nào đã hết để còn nhập hàng về tiếp tục kinh doanh. Dựa vào phần mềm bạn cũng sẽ dễ dàng biết được thu chi của cửa hàng đang như thế nào để kịp thời điều chỉnh.
6. Tuyển dụng nhân viên
Đối với nhân viên kho bãi thì bạn nên cân nhắc tuyển lao động là nam giới, có sức khỏe, có khả năng sắp xếp và bưng bê tốt. Vì đặc tính công việc là phải tiếp xúc với những hàng hóa cồng kềnh, khối lượng lớn. Việc lựa chọn lao động như vậy vừa giúp công việc kinh doanh thêm hiệu quả vừa giảm thiểu các rủi ro về tai nạn lao động.
Về nhân viên tại cửa hàng thì nên lựa chọn những bạn có vẻ ngoài thân thiện, nhiệt tình, có khả năng tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Phong cách phục vụ và bán hàng của nhân viên cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp tạo ra ấn tượng tốt của khách hàng về thương hiệu của bạn.
Bên cạnh nhân viên kho bãi, nhân viên bán hàng thì bạn còn phải chú trọng trong việc lựa chọn tài xế lái xe hay còn gọi là nhân viên vận chuyển hàng hóa. Những tài xế này phải có kinh nghiệm và có kĩ năng cao trong việc điều khiển các loại xe có tải trọng lớn để đảm bảo an toàn cho chính họ và những người xung quanh.
Và cho dù là loại nhân viên nào thì việc đảm bảo an toàn lao động trong hình thức kinh doanh sắt thép này phải được đặc biệt chú trọng. Vì sắt thép là những hàng hóa nguy hiểm, có độ sát thương cao và nếu không cẩn thận thì sẽ dễ xảy ra tai nạn.
7. Mở đại lý kinh doanh sắt thép cần bao nhiêu vốn?
Chắc chắn rồi, để mở đại lý kinh doanh sắt thép thì bạn cần có cho mình 1 số vốn nhất định. Bởi bạn cần số vốn đó để chi trả những khoản như sau:
- Chi phí thuê mặt bằng: nếu bạn không có sẵn mặt bằng để kinh doanh thì bạn cần tính đến việc chi ra khoảng 10 – 15 triệu đồng / 1 tháng để thuê cho mình 1 mặt bằng kinh doanh
- Tiền nhập hàng: tùy vào quy mô của đại lý cửa hàng kinh doanh sắt thép của bạn là lớn hay nhỏ để bạn có thể nhập về số lượng hàng tương ứng. Số tiền nhập hàng của bạn để kinh doanh không dưới 500 triệu đồng
- Tiền thuê nhân viên: nhân viên thì tùy vào mức độ quy mô kinh doanh của bạn, đối với lao động phổ thông (bốc vác) thì giao động từ 7-10 triệu đồng / 1 tháng, nhân viên bán hàng 10-15 triệu đồng + thưởng / 1 tháng
- Phần mềm quản lý: 7-10 triệu / 1 tháng
- Vốn dự phòng: trong xây dựng thì khó tránh khỏi việc khách hàng sẽ mua nợ sắt thép, chính vì thế mà bạn cần có cho mình 1 khoản vốn dự phòng. Để đảm bảo nguồn vốn phuc vụ nhập hàng mới về kinh doanh nhé!
Như vậy, bài viết ngày hôm nay thì Thephanoi.com.vn đã gửi đến 7+ lưu ý vô cùng quan trọng cho những người có ý tưởng mở đại lý kinh doanh sắt thép. Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình triển khai và thực hiện ý tưởng của mình. Chúc các bạn kinh doanh thành công!
Nếu có nhu cầu tìm nhà cung cấp sắt thép thì đừng quên liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn nhé!
CHI TIẾT LIÊN HỆ:
Hotline 24h/24:
0708 109999 (Mr Tiến)
0902 099 999 (Mr Úy)
0904 942 441 (Mr Tú)
0909 13 9999 (Mr Tiến)
0909 48 9999 (Mr Nam)
0939 34 9999 (Mr Minh)
0903 302 999 (Mr Hưng)
CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VÀ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
Trụ sở chính: Km14 - QL 6- Phường Phú Lãm - Quận Hà Đông- TP Hà Nội.
Tel: 02433 504 735 - Fax: 02433 519 720
Email: info.thephanoi@gmail.com
contact.thephanoi@gmail.com