Tổng quan về thị trường thép năm 2023 tại Việt Nam
13/07/2023
Năm 2023 đánh dấu cột mốc khó khăn của nền kinh tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói ...
[Góc Phân Tích] Tại sao giá thép tăng cao?
19/01/2022
Giá thép đã tăng "phi mã" trong hơn 10 năm trở lại đây, kể từ thời điểm cuối năm 2019 đầu ...

Góc tư vấn

[Tổng Hợp] 8+ Tiêu Chuẩn Thép Xây Dựng Mới Nhất 2022

04/01/2022
Tác giả:
Trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, việc lựa chọn vật liệu để xây dựng là rất quan trọng. Nếu bạn hiểu rõ về các thông số kỹ thuật, chức năng của từng loại vật liệu thì công việc của bạn sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Bài viết sau đây nói về các tiêu chuẩn thép xây dựng mà bạn nên biết để có thể lựa chọn được vật liệu phù hợp trong thiết kế, cũng như đảm bảo độ bền của công trình khi thi công. 
Xem nhanh

Tiêu chuẩn thép xây dựng là gì?

Như các bạn cũng biết, tiêu chuẩn thép xây dựng là tiêu chuẩn được ban hành nhằm mục đích tạo sự đồng bộ, thống nhất trong gia công và sản xuất thép. Các quy trình sản xuất đều tạo nên những cột thép có đặc điểm cấu tạo và chất liệu giống như nhau.

Mỗi cơ sở, mỗi nhà máy đều có một dây chuyền công nghệ để gia công, sản xuất kết cấu thép, … Tuy nhiên với tiêu chuẩn thép xây dựng mà Việt Nam đã ban hành, các nhà máy sản xuất thép đều phải dựa trên những tiêu chuẩn đó để cung cấp ra thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn với các thông số kỹ thuật cụ thể.

Nói về thép xây dựng, có rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau phụ thuộc vào từng quốc gia, chẳng hạn như tiêu chuẩn thép xây dựng Việt Nam, hay tiêu chuẩn thép xây dựng Nhật Bản, …

Tiêu chuẩn thép là gì?

Tiêu chuẩn thép là gì?

Các tiêu chuẩn thép xây dựng mà bạn cần biết

Những tiêu chuẩn thép xây dựng sau đây là những tiêu chuẩn mà các bạn nên biết để có thể ứng dụng vào lĩnh vực xây dựng một cách hiệu quả nhất.

 Tiêu chuẩn thép xây dựng Việt Nam TCVN 1651-1:2018   

Nói về tiêu chuẩn thép xây dựng Việt Nam thì có các phần khác nhau, bao gồm:

Thép thanh tròn trơn

Tiêu chuẩn này được ban hành để áp dụng cho các loại thép thanh tròn trơn, sử dụng làm bê tông cốt thép. Một số thép có thể sử dụng như: CB240-T, CB300-T, CB400-T, … với “CB” là từ viết tắt của “cốt bê tông” và “T” là từ viết tắt của “thép thanh tròn trơn”, các số có ba chữ số thể hiện giá trị nóng chảy có thể chịu được.

Ngoài ra, tiêu chuẩn này cũng áp dụng với các dạng thép thanh thẳng, thép thanh tròn trơn dạng cuộn, tuy nhiên lại không áp dụng cho các loại thép thanh tròn trơn được gia công từ ray đường sắt, thép tấm.
Thép thanh tròn trơn
 
Sau đây là thành phần hóa học khi nấu thép:
 
Mác thép C Si Mn P S
CB240-T 0,050 0,050
CB300-T 0,050 0,050
CB400-T 0,30 0,55 1,50 0,040 0,040
 

Thép thanh vằn

Ngoài thép thanh tròn, thép vằn cũng là một loại thép được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng, theo thống kê thì đây là loại thép được sử dụng phổ biến trong các công trình với đặc tính chịu lực tốt, dẻo dai.

Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các loại thép thanh vằn sử dụng để đổ bê tông cốt thép. Các mác thép ở đây bao gồm: CB300-V, CB400-V, CB500-V, CB600-V ở cả 3 dạng: dạng thẳng, dạng cuộn và dạng được nắn thẳng. Nhà sản xuất sẽ tự lựa chọn công nghệ chế tạo cho sản phẩm của mình.

Ngoài ký hiệu “CB” là viết tắt của từ “cốt bê tông”, số có 3 chữ số là giới hạn chảy, thì chữ “V” biểu thị cho từ “thép thanh vằn”. Đặc biệt trong các mác thép trên thì mác thép CB600-V không được sử dụng để hàn.
>>> Xem ngay: bảng giá thép xây dựng tại Hà Nội giá bao nhiêu năm 2022 (cập nhật mới nhất hiện nay)
Thép thanh vằn
Chúng ta cũng có thành phần hóa học của các mác thép thanh vằn trên.
Mác thép C (a) Si Mn P S CEV (a)
CB300-V - - - 0,050 0,050 -
CB400-V 0,29 0,55 1,80 0,040 0,040 0,56
CB500-V (b) 0,32 0,55 1,80 0,040 0,040 0,61
CB600-V (c) - - - 0,040 0,040 0,63

Ký hiệu (a) ở đây có nghĩa là nhà sản xuất có thể sử dụng hàm lượng Cacbon (C) khác hoặc là công thức CEV khác, miễn là có sự thỏa thuận giữa bên sản xuất và bên mua hàng.

Trong khi đó, ký hiệu (b) giải thích rằng ngoài các thành phần hóa học trên, các nguyên tố hợp kim bao gồm: Ni, Cr, Cu, Mo, V, Nb, Zr, Ti có thể được thêm vào để sản xuất thép, đương nhiên là cũng phải có sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất và khách hàng.

Ký hiệu (c) có nghĩa là mác thép này không được sử dụng để hàn (CB600-V).

 

Lưới thép hàn

Lưới thép hàn
Đây là tiêu chuẩn cuối cùng trong tiêu chuẩn thép xây dựng Việt Nam TCVN 1651-1:2018. Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật dành cho các loại lưới thép hàn, bao gồm cả 2 dạng: dạng tấm và dạng cuộn, được sản xuất tại các nhà máy bằng thanh và thép dây với đường kính được quy định từ 4 – 16 mm. Các loại thép này cũng được thiết kế để chế tạo bê thông cốt thép hay cốt ban đầu của bê tông ứng lực.

Tiêu chuẩn thép Việt Nam TCVN 1811: 2009

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu cũng như các mẫu thử với mục đích là xác định thành phần hóa học có trong gang, thép và gang đúc. Các phương pháp được sử dụng cũng áp dụng cho cả kim loại rắn và lỏng.

Tiêu chuẩn thép Việt Nam TCVN 6287:1997

Tiêu chuẩn này quy định các quy trình uốn thử, uốn lại không hoàn toàn bê tông cốt thép, nhằm xác định các tính chất già hóa của thép thanh với biến dạng dẻo.

Nguyên tắc thử ở đây sẽ là thử uốn cho đến khi đạt được một góc uốn nhất định, với điều kiện uốn không có sự thay đổi về hướng của tải trọng. Các tính chất già hóa được xác định bằng cách kiểm tra các kết quả sau khi uốn lại không hoàn toàn, bao gồm uốn, nhiệt luyện và uốn mẫu trở về kích thước ban đầu.

Tiêu chuẩn thép xây dựng của Hoa Kỳ ASTM

Trong xưởng sản xuất thép Hoa Kỳ
Ngoài các tiêu chuẩn thép xây dựng Việt Nam, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về tiêu chuẩn thép xây dựng của Hoa Kỳ để xem sự khác nhau giữa hai tiêu chuẩn này là gì nhé.

Tiêu chuẩn thép xây dựng ASTM được ban hành bởi Hiệp hội nguyên liệu và thí điểm Hoa Kỳ. Tiêu chuẩn này tập trung vào các nội dung chính như: đặc tính thông số kỹ thuật, phương pháp kiểm nghiệm, thí điểm, thực hiện, chỉ dẫn, phân chiếc và các thuật ngữ khác.

Tiêu chuẩn thép xây dựng Hoa Kỳ ASTM 510 – 07

Tiêu chuẩn này tập trung đưa ra các quy định khắt khe về các sản phẩm thép dây dạng tròn, thô và thép làm từ nguyên liệu cacbon. Đặc biệt tiêu chuẩn này không đi kèm với các sản phẩm dây thép làm từ than cacbon và thép dây tròn không tráng lõi cuộn.

Tiêu chuẩn thép xây dựng Hoa Kỳ ASTM E1329

Ngoài tiêu chuẩn thép xây dựng ASTM trên, Hoa Kỳ còn ban hành một tiêu chuẩn khác đó chính là tiêu chuẩn ASTM E1329. Với mục đích là xác minh và sử dụng sơ đồ kiểm soát trong khâu phân tách quang hóa.

Các công việc cụ thể như: xác định phân tách quang hóa, kiểm soát các chi tiêu cung ứng để tiến hành giải quyết, xác minh thiết bị, vẽ biểu đồ kiểm soát, …

Tiêu chuẩn thép xây dựng của Nhật Bản JIS

>>> Tư vấn: thép xây dựng loại nào tốt nhất hiện nay - chia sẻ bởi chuyên gia!
Thép nhập khẩu từ Nhật Bản
Sau khi tìm hiểu về tiêu chuẩn thép xây dựng Việt Nam cũng như Hoa Kỳ. Hãy cùng đến với một nước có ngành công nghiệp rất phát triển, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng, cơ sở hạ tầng hiện đại, … đó chính là đất nước Nhật Bản.

Tại Nhật Bản, người ta cũng ban hành ra một số tiêu chuẩn về thép xây dựng và đó chính là tiêu chuẩn JIS – còn gọi là Japan Industrial Standard – tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản. Nói về tiêu chuẩn thép xây dựng JIS thì bao gồm các tiêu chuẩn cụ thể sau:

Tiêu chuẩn thép xây dựng Nhật Bản JIS 3112-2010

Tiêu chuẩn này thường được áp dụng cho các loại thép vằn nhằm xác định các thông số kỹ thuật như: kích thước, trọng lượng, độ dẻo, khả năng chịu lực, … đi kèm với một số tính chất vật lý đặc biệt cũng như đặc tính hóa học cụ thể.
 

Ngoài ra, tiêu chuẩn JIS còn có tiêu chuẩn JIS Z 2248-2006 quy định các uốn đối với vật liệu kim loại, tiêu chuẩn JIS Z 2281-2011 để kiểm tra chất liệu, đặc tính sinh hóa ở nhiệt độ phòng (lý tưởng từ 10 – 35 độ).

Trên đây là những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về tiêu chuẩn thép xây dựng mà Thephanoi.com.vn tổng hợp lại. Nếu bạn quan tâm đến vật liệu thép xây dựng có thể xem báo giá chi tiết tại đây

Các tin bài khác

Đối tác 01
Đối tác 01
THÉP VIỆT NHẬT VJS
THÉP SHENGLI- THÉP MỸ
Đối tác 01
Đối tác 01
Đối tác 01
Đối tác 01
Đối tác 01