Trong các hoạt động mua bán, kinh doanh thì hợp đồng là tài liệu rất quan trọng và chứa nhiều thông tin cần thiết, là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán. Các điều khoản trong hợp đồng sẽ là cơ sở đảm bảo quyền lợi của cả hai bên. Trong hoạt động kinh doanh sắt thép thì hợp đồng cũng là tài liệu cần thiết. Vậy hợp đồng mua bán sắt thép cần những gì? Trong bài viết này, hãy để Thép Hà Nội giới thiệu đến quý khách hàng những mẫu hợp đồng mua bán sắt thép xây dựng chi tiết nhất 2023.
Mua bán sắt thép là một trong những hoạt động kinh tế phổ biến nhất hiện nay, khi mà ngày càng có rất nhiều những công trình, chung cư, nhà ở được xây dựng, nhiều những cơ sở và đại lý chuyên phân phối vật liệu xây dựng đến người tiêu dùng, đặc biệt là giai đoạn này giá sắt thép đang tăng đột biến nên hoạt động này càng phát triển mạnh mẽ.
>>> Xem ngay: bảng giá sắt thép xây dựng hôm nay [Mới nhất 2023]
Hợp đồng mua bán sắt thép cũng như những loại hợp đồng khác, được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về mua bán sắt thép và có giá trị pháp lý. Hợp đồng mua bán sắt thép quy định các vấn đề một cách cụ thể và các bên có nghĩa vụ phải thực hiện, thể hiện tính ràng buộc và chính vì thế mà quyền lợi của các các bên cũng rõ ràng hơn, nếu không may xảy ra tranh chấp thì sẽ có cách giải quyết tốt nhất dựa trên những điều khoản hợp đồng đã ký kết.
Trong hợp đồng sắt thép chứa những điều khoản sau đây:
Thông tin bên bán (gọi tắt là bên A): chứa những thông tin về bên bán như đại diện cửa hàng hay công ty, họ tên, số điện thoại, địa chỉ, mã số thuế, ...
Thông tin bên mua (gọi tắt là bên B): chứa những thông tin về bên mua như đại diện cửa hàng hay công ty, họ tên, số điện thoại, địa chỉ, mã số thuế, ...
Mặt hàng: chứa những thông tin về số lượng, giá cả của các vật liệu và có thể có thêm các ghi chú kèm theo.
Thời hạn hợp đồng: khoảng thời gian mà hợp đồng có hiệu lực
Thời hạn và phương thức thanh toán: ngày mà bên mua cần phải thanh toán cho bên nhận cũng như phương thức thanh toán: tiền mặt, chuyển khoản, …
Thời điểm và địa điểm chuyển giao vật liệu: thời gian và địa điểm mà bên bán sẽ giao nguyên vật liệu lại cho bên mua.
Nghĩa vụ bên mua và bên bán: những điều khoản mà cả hai bên có nghĩa vụ thực hiện.
Giải quyết tranh chấp: biện pháp giải quyết khi có tranh chấp, mâu thuẫn.
Điều khoản bồi thường: trường hợp nếu có một bên vi phạm một trong các điều khoản trong hợp đồng thì sẽ phải bồi thường, đền bù cho bên còn lại.
Hiệu lực thi hành: thời gian mà hợp đồng bắt đầu có hiệu lực.
Để có thể giúp quý khách hàng dễ hình dung về hợp đồng mua bán sắt thép, sau đây là mẫu hợp đồng bán sắt thép xây dựng chi tiết nhất mà Thép Hà Nội muốn giới thiệu đến tất cả quý khách hàng:
Có thể bạn quan tâm:
Giá thép xây dựng Hòa Phát hôm nay
Giá thép xây dựng Việt Nhật hôm nay
Giá thép Việt Ý
Để có thể lập hợp đồng mua bán sắt thép thì nhân viên kế toán xây dựng sẽ là người hỗ trợ trong việc lập hợp đồng giữa bên mua và bên bán. Hợp đồng mua bán sắt thép có rất nhiều mẫu mà các bạn có thể tham khảo ở trên mạng hay từ các nhà máy thép nổi tiếng và có thể thay đổi sao cho phù hợp, miễn là được sự đồng thuận và nhất trí giữa cả hai bên.
Tuy nhiên trong quá trình lập hợp đồng thì kế toán xây dựng cần phải lưu ý những điều sau đây:
Đảm bảo chất lượng hàng hóa: hầu hết các giao dịch mua bán vật liệu sắt thép đều có thỏa thuận về chất lượng hàng hóa, tuy nhiên các thỏa thuận này đều không phù hợp với pháp luật và dễ gây ra tranh chấp. Nguyên nhân là do các bên không đối chiếu quy định pháp luật đối với từng loại vật liệu cụ thể. Bên cạnh về tiêu chuẩn vật liệu thì kế toán cũng nên thống kê số lượng, chất lượng, thành phần, ngày sản xuất, nơi sản xuất, giá tiền, … của từng vật liệu.
Hủy hợp đồng do vi phạm điều khoản giao hàng: trường hợp bên bán giao hàng thiếu số lượng hoặc giao nhầm hàng, thì sẽ phải giao tiếp phần còn thiếu theo yêu cầu của bên mua. Tuy nhiên cũng có thể bên bán sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên mua và bên mua có quyền hủy hợp đồng. Chính vì thế việc lập hợp đồng phải thật chính xác.
Giao hàng thừa số lượng: bên mua có thể từ chối nhận hàng và bên bán sẽ phải chịu chi phí vận chuyển hàng trở về cơ sở của mình.
Tranh chấp về thanh toán: để tránh tranh chấp về thanh toán thì kế toán xây dựng cần phải đưa ra các điều khoản cụ thể trong hợp đồng như: giá từng loại vật liệu, thuế VAT, thuế nhập khẩu, phương thức thanh toán, chi phí chuyển khoản, lãi suất trong trường hợp thanh toán chậm, biến động giá theo thị trường, …
Ngoài ra kế toán xây dựng cũng có thể quy định thêm về các chi phí vận chuyển cũng như chi phí khác, hay chuộc lại hàng khi đã bán, … miễn sao các điều khoản trong hợp đồng càng chi tiết càng tốt.
Hy vọng những thông tin về hợp đồng mua bán sắt thép mà Thép Hà Nội đã giới thiệu ở trên đây sẽ giúp quý khách hàng hiểu hơn về hợp đồng kinh doanh cũng như các kế toán xây dựng của các cơ sở đại lý phân phối thép sẽ có được những thông tin cần thiết trong việc lập hợp đồng.