Tổng quan về thị trường thép năm 2023 tại Việt Nam
13/07/2023
Năm 2023 đánh dấu cột mốc khó khăn của nền kinh tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói ...
[Góc Phân Tích] Tại sao giá thép tăng cao?
19/01/2022
Giá thép đã tăng "phi mã" trong hơn 10 năm trở lại đây, kể từ thời điểm cuối năm 2019 đầu ...

Góc tư vấn

Giá thép tăng mạnh đột biến năm 2022 - Nguyên nhân do đâu?

27/05/2021
Tác giả:

Từ cuối năm 2021 đến đầu năm 2022, cùng với sự phát triển của những dự án bất động sản, những công trình xây dựng, nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng tăng cao cũng kéo theo giá sắt thép xây dựng tăng “phi mã”. Tính đến tháng 5/2022, giá thép đã tăng khoảng từ 4 đến 6 triệu đồng/tấn tùy từng loại, cao hơn khoảng từ 25% - 45% so với cùng kỳ năm 2020. Giá vật liệu tăng cao không ngừng, hợp đồng xây dựng đã thỏa thuận từ đầu nên khiến nhiều chủ thầu “đứng ngồi không yên”, thậm chí có nhiều công trình đã phải bỏ dở. Vậy nguyên nhân là do đâu mà khiến giá thép tăng mạnh đột biến như hiện nay? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây. 

Xem nhanh

4 nguyên nhân chính khiến giá thép tăng mạnh đột biến năm 2022

Không phải ngẫu nhiên mà giá thép lại tăng đến mức kỷ lục trong hơn 10 năm qua. Nguyên nhân giá thép tăng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó chịu ảnh hưởng nhiều nhất đến từ nền kinh tế thế giới, dịch covid-19 đang hoành hành trên toàn cầu. Cụ thể như sau: 

Giá phôi thép, quặng sắt trong nước và thế giới tăng cao, lập đỉnh lịch sử


Giá nguyên liệu tăng cao, đặc biệt là quặng sắt khai thác 

Bên cạnh những nguyên liệu có sẵn ở các mỏ quặng trong nước thì đa phần dây chuyền sản xuất sắt thép tại Việt Nam đều phải sử dụng những nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài, điển hình là quặng sắt, than mỡ, thép phế liệu, graphite, …
 

Theo dự kiến thì trong năm 2021 này, để có thể đạt được công suất yêu cầu, các nhà máy sản xuất thép Việt Nam cần phải nhập khẩu thêm khoảng 20 triệu tấn quặng sắt, 6 triệu tấn than mỡ, … Mặc dù Việt Nam hiện vẫn có mỏ sắt dự trữ tuy nhiên sản lượng ít, có một số mỏ chưa được khai thác trở lại. Trong khi đó số lượng nhà máy sản xuất lại rất nhiều.
 

Giá vật liệu thế giới tăng cao, khiến giá nhập khẩu vật liệu tăng cao, đó là còn chưa kể đến các chi phí phát sinh khác như: thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển, … Đó chính là lý do mà giá phôi thép cũng như quặng sắt trong nước tăng cao và chưa có dấu hiệu dừng lại. 
 

Nhu cầu nhập khẩu thép của Trung Quốc tăng mạnh do phục hồi kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng sau dịch covid

Trung Quốc nhập khẩu quặng sắt số lượng lớn 

Trên sàn thép thế giới, sản lượng thép của Trung Quốc chiếm đến gần 50% sản lượng thép trên toàn thế giới. Chính vì thế có thể nói nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc rất phát triển. Bên cạnh sử dụng sắp thép trong nước, Trung Quốc còn phải nhập thép để xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đang trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau dịch Covid. Vì vậy có thể nói, giá quặng sắt tăng đột biến xuất phát từ nỗi lo ngại về nguồn cung.
 

Trung Quốc đóng cửa các nhà máy sản xuất trong nước dùng dây chuyền lạc lậu


Theo một số tính toán, Trung Quốc sẽ đạt đỉnh lượng khí thải tối đa ra môi trường vào năm 2030 và đến tận năm 2060 mới có thể trung hòa được hết lượng carbon thải ra, nguyên nhân chủ yếu là do ngành thép của nước này thải ra 15% lượng khí thải cacbon mỗi năm. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường cũng như làm biến đổi khí hậu thế giới.
 

Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc đã cam kết chuyển đổi ngành công nghiệp thép sang hướng hiện đại, bằng cách thắt chặt kiểm soát cũng như đóng cửa các cơ sở sản xuất thép lạc hậu, ô nhiễm. 

Mặc dù có lợi tuy nhiên chính điều này khiến sản lượng thép Trung Quốc bị tụt giảm, bắt buộc họ phải nhập khẩu thép, mua thép với giá cao từ nước ngoài, khiến giá thép tăng mạnh đột biến hiện nay.
 

Giá thép kỳ hạn tại Mỹ tăng cao

"Cơn sốt thép" tại Mỹ 

Bên cạnh những thị trường lớn như Trung Quốc thì thị trường thép tại Mỹ cũng rất sôi động. Theo thống kê, giá thép kỳ hạn tới hết tháng 8/2021 tại Mỹ đã chạm ngưỡng 1500 usd/tấn (tương đương 35 triệu đồng), cao hơn khoảng 30% giá thép tại Việt Nam (27 triệu đồng). 
 

Đây là cơ hội rất lớn để các nhà sản xuất thép trong nước xuất khẩu thép để có thể tăng lợi nhuận, tuy nhiên đây cũng chính là lý do khiến sản lượng thép Việt Nam giảm đáng kể, trong khi nhu cầu rất lớn nhưng nguồn cung lại khan hiếm, khiến giá thép tăng cao.
 

Cập nhật tình hình giá thép xây dựng trong nước mới nhất


Giá thép xây dựng trong nước đã có xu hướng tăng gần nửa năm nay, tính đến tháng 5/2021, thì giá thép xây dựng trong nước đã có 6 lần tăng giá liên tục. Lần thứ nhất là vào thời điểm tháng 4/2021 tăng 2000/kg, và lần tiếp theo là tháng 5/2021, giá thép xây dựng tiếp tục tăng thêm 1500/kg.

Hầu hết các loại thép xây dựng trong nước đều tăng, điển hình là các loại thép phổ biến tại Việt Nam như: Hòa Phát, Việt Nhật, Việt Ý, Việt Đức, Pomina, … 

 

  • Thép Việt Úc có giá dao động trong khoảng từ 18.000 - 18.750 đồng/kg
  • Thép Hòa Phát có giá dao động trong khoảng từ 19.000 - 19.400 đồng/kg
  • Thép Việt Mỹ có giá dao động trong khoảng từ 19.000 - 19.200 đồng/kg
  • Thép Pomina có giá dao động trong khoảng từ 19.000 - 19.400 đồng/kg
  • Thép Việt Nhật có giá dao động trong khoảng từ 19.000 - 19.450 đồng/kg
  • Thép Miền Nam có giá dao động trong khoảng từ 19.000 - 19.200 đồng/kg
>>> Bạn có thể chi tiết: bảng giá thép xây dựng hôm nay (cập nhật mới nhất)
 

Hiện nay, nhiều chuyên gia đầu ngành đang có những dự đoán về xu hướng giá sắt thép xây dựng trong nước và thế giới trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng. Vậy nên, các đơn vị thi công, nhà thầu xây dựng hay các cơ sở kinh doanh sắt thép xây dựng cần cân nhắc và đưa ra các phương án nhập về trước khi giá thép tăng cao, nhằm đảm bảo nguồn vật liệu đầu vào với giá tốt nhất

Giá thép tại Việt Nam 2021 khó dự đoán

Như vậy, bài viết hôm nay thì Thép Hà Nội đã làm rõ 4 nguyên nhân khiến tình trạng giá thép xây dựng tăng cao trong thời gian qua. Trong tình hình biến động giá sắt thép hiện nay thì quý khách hàng cần đưa ra cho mình những giải pháp thật hiệu quả nhé! Xin cảm ơn!

Các tin bài khác

Đối tác 01
Đối tác 01
THÉP VIỆT NHẬT VJS
THÉP SHENGLI- THÉP MỸ
Đối tác 01
Đối tác 01
Đối tác 01
Đối tác 01
Đối tác 01